0903101418

Bệnh viêm nha chu: Nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm nha chu là gì ?

Bệnh viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy, là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập.  làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Kiến thức nha khoa bạn cần biết

Mô tả Viêm Nha chu

Mô tả Viêm Nha chu

Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ bị viêm nặng hơn, dần sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nha chu

Biểu hiện: Chảy máu nướu khi đánh răng, nướu sưng đỏ, hơi thở hôi. Răng bị lung lay hoặc thưa.

Nguyên Nhân của bệnh viêm nha chu:

Nguyên nhân chuyển từ viêm nướu sang nha chu có thể là do một sự hư hỏng nào đó về khả năng đáp ứng của túc chủ trước sự nhiễm khuẩn và/hoặc có sự tập trung với số lượng lớn những vi khuẩn gây bệnh mạnh.

Có 3 giả thuyết được công nhận nhiều nhất :

  • Vi khuẩn phá huỷ mô trực tiếp và gián tiếp thông qua các chất chuyển hoá của chúng.
  • Phản ứng quá mẫn của một vài quá trình miễn dịch.
  • Sự sút giảm chức năng của bạch cầu đa nhân trung tính (hoá ứng động, vi thực bào, giảm lượng bạch cầu trung tính).

Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt. Ở trẻ em, không được làm sạch răng sau khi bú sữa; ở người lớn, không đánh răng sau khi ăn.

Bệnh viêm nha chu ở người trưởng thành 

  • Thường gặp ở tuổi trung niên trở lên ( > 35 tuổi).
  • Hội tụ tất cả những dấu chứng của viêm nướu mãn.
  • Sự phá huỷ mô kéo dài nhiều năm thậm chí hàng chục năm kèm theo hiện tượng mất bám dính hay có sự di chuyển của biểu mô bám dính về phía chóp gốc răng.
  • Khái niệm “mất bám dính” bao hàm luôn hiện tượng tiêu xương ổ (Xquang thấy tiêu theo chiều ngang, đỉnh xương ổ không nhọn), mất dây chằng nha chu, cement gốc răng bị hoại tử và tạo nên túi nha chu.
  • Răng có thể lung lay và di chuyển bất thường.

Nguyên nhân:

– Vôi răng, mảng bám (từ viêm nướu không được điều trị đúng mức)

– Chấn thương khớp cắn.

Bệnh viêm nha chu  ở thanh thiếu niên

Bệnh thường xảy ra ở người trẻ (< 25 tuổi). bệnh xảy ra ở một răng hay một nhóm răng.

Xquang : có sự tiêu xương sớm ở các răng chìa khoá : răng cối lớn thứ nhất, răng cửa giữa. Xương ổ răng bị phá hủy theo chiều dọc.

– Cao răng thường ít.

–  Nướu viêm ít hoặc trung bình nhưng tốc độ mất bám dính khá nhanh

Nguyên nhân :

  •  Trong bệnh này người ta thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Actinobacillus actinomycetemcomitans (Aa).
  • Sự mất bám dính có liên quan trực tiếp với các kháng thể kháng Aa.

Ngoài ra còn có vai trò của yếu tố di truyền, chủng tộc và một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, bệnh lý về máu, hội chứng Down…

Điều trị bênh viêm nha chu nói chung :

  • Loại bỏ nguyên nhân.
  • Lấy vôi răng .
  • Xử lý mặt gốc răng.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn, ghép nướu…

–  Sử dụng thuốc :
Kháng sinh liệu pháp (tuy nhiên hai loại sau điều trị rất khó và phức tạp) :

  • Dung dịch Iodine 5%, Chlorhexidine 0,12%, Hexetidine 0,1%.
  •  Gel Metronidazole, Minocycline.
  •  Sợi pôlime tự tiêu tẩm Doxycycline, Tetracycline.

+ Uống :

  • Tetracycline (250mg x 4 /j) hay Amoxicilline kết hợp Metronidazole : đặc biệt hiệu quả với Aa.
  • Spiramycine kết hợp với Metronidazole.
  • Các AINS như Flurbiprofen (100mg x 2 : 3 / ngày)…

Nha Khoa Đại Việt

Our Score
Our Reader Score
[Total: 3 Average: 1.7]

Xem thêm các thông tin khác

e-buot-rang

Trị chứng buốt răng như thế nào

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm- là hiện tượng gặp phải ở rất nhiều người. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ…
Vị trí răng không hình minh họa: internet

Răng khôn gây đau có nên nhổ

Răng khôn là răng mọc sau cùng nó không xuất hiện với trẻ nhỏ khi mới mọc răng hoặc khi đã thay răng. Theo thống kê độ tuổi mọc răng khôn…
Sâu răng ảnh minh họa nguồn pinterest

Giải pháp cho răng cửa bị sâu

Răng cửa có ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của hàm răng và nụ cười, Vì thế, trong tất cả các tình huống, dù điều trị bệnh lý hay…
cham soc rang khon

Cần lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn?

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba là răng mọc muộn nhất vào lúc 18 đến 25 tuổi. Chính vì răng này mọc vào tuổi trưởng…
chung hoi mieng

Phòng tránh chứng hôi miệng

Chứng hôi miệng là vấn đề mà nhiều người đã trải qua ít nhất là một lần. Ước tính khoảng 40% dân số chịu chứng hôi miệng mãn tính vào…
Sâu răng ảnh minh họa nguồn pinterest

Nhận biết sâu răng như thế nào

Sâu răng là một bệnh mạn tính xuất hiện từ rất lâu, nó chính là một trong các nguyên nhân chính gây mất răng ở người trẻ tuổi. Bệnh sâu…
dinh duong cho rang

Dinh dưỡng cho răng miệng

Dinh dưỡng hợp lý cho răng là gì ?  Dinh dưỡng hợp lý nghĩa là thực hiện một chế độ ăn cân bằng nhằm cung cấp những dưỡng chất cần…
nguyen nhan gay e buot

Nguyên nhân khiến răng ê buốt

Sâu răng, ăn nhiều thực phẩm có tính acid, lạm dụng chất tẩy trắng, chải răng sai cách… là những nguyên nhân khiến răng ê buốt. Răng cấu tạo gồm lớp…