0903101418

Thói quen gây hại cho răng

Những thói quen ăn uống hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chứa đựng rất nhiều nguy cơ gậy hai cho răng của bạn, theo một website  WebMD LLC thống kê cho thấy những thói quen thường gây hại cho răng nhất:

Răng Đẹp

1. Nhai đá lạnh

Đá tự nhiên và không chứa đường nên có lẽ bạn nghĩ chúng vô hại. Nhưng việc nhai đá lạnh và cứng sẽ gây nứt vi thể hoặc có khi mẻ răng của bạn. Không chỉ vậy, việc nhai đá một cách vô thức sẽ gây kích thích phần mô mềm của nướu, do đó sẽ gây đau răng thường xuyên. Thức ăn nóng và lạnh cũng sẽ gây các cơn đau nhót cho răng bạn.

 2. Chơi thể thao không mang đồ bảo hộ:

 Trong khi chơi đá banh, khúc côn cầu hay là bất cứ các môn đối kháng khác, bạn nên dùng đồ bảo hộ không chỉ trên cơ thể mà còn cho phần miệng của mình. Đó là một mảnh nhựa đúc được ngậm vào miệng và bảo vệ phần hàm răng trên của bạn. Nếu không có, răng bạn có thể bị nứt và đôi khi mất răng nếu có va chạm mạnh.

 3. Trẻ em ngậm bình khi ngủ:

 Không bao giờ là quá sớm để bảo vệ răng, ngăn chặn sự hư răng. Khi cho con bạn ngậm bình sữa hoặc nước trái cây vào ban đêm, nguy cơ gây sâu răng sữa của con bạn sẽ tăng lên. Do đó, cách tốt nhất là không để trẻ ngậm khi ngủ gục trên giường và đặt bình sữa xa tầm tay trẻ.

 4. Tật nghiến răng:

 Nghiến răng có thể làm mòn răng theo thời gian. Tật này thường do bị căng thẳng hoặc thói quen khi ngủ, nên rất khó kiểm soát. Vì vậy, nên tránh dùng các thức ăn cứng để giảm mất độ phá hủy răng khi ngủ. Có thể ngậm một dụng cụ bảo vệ răng trong khi ngủ là một giải pháp lâu dài.

 5. Viên kẹo ho:

 Kẹo giúp giảm cơn ho, nhưng không vì vậy mà chúng sẽ tốt cho sức khỏe. Chúng hầu hết chứa đường. Vì vậy, sau khi được làm dịu cơn đau trong miệng, bạn nên đánh răng lại. Dù là kẹo ho hay kẹo thông thường thì chúng sẽ tạo một lớp mảng bám trên răng của bạn. Vi khuẩn sau đó sẽ bám vào đó, chuyển đường thành acid là tấn công vào men răng. Sâu răng là vấn đề thời gian!

 6. Uống soda:

 Không chỉ kẹo là thủ phạm mang đường gây hư răng, soda cũng là một nguyên nhân. Do việc uống soda sẽ cần thêm một lượng đường đáng kể vào thức uống nên nó lại là yếu tố gây hư răng. Bên cạnh đó, soda cũng chứa phosphoric và citric acid, gây hại cho men răng. Các thức uống cho người ăn kiêng chứa ít đường hơn, nhưng lại chứa nhiều acid hơn dưới dạng chất tạo ngọt nhân tạo.

 7. Nước tăng lực:

 Không thể nghi ngờ việc uống một chai nước tăng lực mát lạnh sau khi chơi thể thao thì rất tuyệt. Nhưng thật tế loại nước này chứa đường rất nhiều. Uống chúng thường xuyên sẽ gây sâu răng.

 8. Mở vật dụng bằng răng:

 Mở nắp chai và gói nhựa bằng răng đôi khi rất tiện lợi, nhưng thói quen này làm cho các nha sĩ phải cúi đầu chào! Dùng răng như một dụng cụ có thể làm răng bị nứt vỡ. Một điều quan trong nên nhớ, răng chỉ dùng để ăn!

 9. Ăn khoai tây chiên và các loại snack:

 Vi khuẩn có sẵn trên mảng bám sẽ chuyển hóa các mẫu tinh bột thành acid. Acid này sẽ tấn công vào răng trong vòng 20 phút tiếp theo và tác động này sẽ khéo dài hơn khi mẫu khoai bị dính vào kẻ răng. Do vậy, việc dùng chỉ nha khoa sau khi ăn vặt (snack) hoặc tinh bột là điều cần thiết.

 10. Nhai đuôi viết chì:

 Bạn đã từng ngậm và nhai đuôi viết chì trong khi đang tập trung làm gì đó chưa? Tương tự như  việc ăn đá lạnh, thói quen này sẽ gây tổn thương cho răng. Thay vào đó, nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp bạn trong khi tập trung. Điều này giúp tiết ra nước bọt, giúp bảo vệ răng và tránh việc acid ăn mòn men răng.

 11. Uống cà phê:

 Uống cà phê đen và có nhiều đặc tính acid sẽ làm vàng răng theo thời gian. May mắn thay, việc làm trắng răng hiện nay cũng khá dễ dàng để loại bỏ màu ố vàng này.

 12. Hút thuốc:

 Thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá không chỉ làm răng xuống màu mà còn gây hại cho nướu răng. Thuốc là cũng là nguyên nhân gây ung thư miệng, môi và lưỡi.

Có thể bạn quan tâm

>>> Làm răng sứ tại tpchm

>>> Răng sứ thẩm mỹ chất lượng cao

>>> Răng sứ zirconia

Our Score
Our Reader Score
[Total: 0 Average: 0]

Xem thêm các thông tin khác

e-buot-rang

Trị chứng buốt răng như thế nào

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm- là hiện tượng gặp phải ở rất nhiều người. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ…
Vị trí răng không hình minh họa: internet

Răng khôn gây đau có nên nhổ

Răng khôn là răng mọc sau cùng nó không xuất hiện với trẻ nhỏ khi mới mọc răng hoặc khi đã thay răng. Theo thống kê độ tuổi mọc răng khôn…
Sâu răng ảnh minh họa nguồn pinterest

Giải pháp cho răng cửa bị sâu

Răng cửa có ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của hàm răng và nụ cười, Vì thế, trong tất cả các tình huống, dù điều trị bệnh lý hay…
cham soc rang khon

Cần lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn?

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba là răng mọc muộn nhất vào lúc 18 đến 25 tuổi. Chính vì răng này mọc vào tuổi trưởng…
chung hoi mieng

Phòng tránh chứng hôi miệng

Chứng hôi miệng là vấn đề mà nhiều người đã trải qua ít nhất là một lần. Ước tính khoảng 40% dân số chịu chứng hôi miệng mãn tính vào…
Sâu răng ảnh minh họa nguồn pinterest

Nhận biết sâu răng như thế nào

Sâu răng là một bệnh mạn tính xuất hiện từ rất lâu, nó chính là một trong các nguyên nhân chính gây mất răng ở người trẻ tuổi. Bệnh sâu…
dinh duong cho rang

Dinh dưỡng cho răng miệng

Dinh dưỡng hợp lý cho răng là gì ?  Dinh dưỡng hợp lý nghĩa là thực hiện một chế độ ăn cân bằng nhằm cung cấp những dưỡng chất cần…
nguyen nhan gay e buot

Nguyên nhân khiến răng ê buốt

Sâu răng, ăn nhiều thực phẩm có tính acid, lạm dụng chất tẩy trắng, chải răng sai cách… là những nguyên nhân khiến răng ê buốt. Răng cấu tạo gồm lớp…